Chính quyền sụp đổ Estado_Novo_(Bồ_Đào_Nha)

Huy hiệu Ấn Độ thuộc Bồ Đào NhaHuy hiệu Tỉnh Angola hải ngoạiĐài kỷ niệm ở sân nhà thờ Cemitério dos Prazeres tại Lisbon cho một trong nhiều hành động chống chính quyền Salazar; Hành động Vagô phân phát các tờ rơi trong vài thành phố Bồ Đào Nha từ máy bay TAP năm 1961. Dòng chữ ghi: "Khi chuyên chính là hiện thật, cách mạng là quyền lợithe."Huy hiệu Tỉnh Guinea hải ngoạiHuy hiệu Tỉnh Mozambique hải ngoạiHuy hiệu Timor thuộc Bồ Đào Nha[57]

Sau khi Ấn Độ giành được độc lập năm 1947 trong nhiệm kỳ chính phủ Attlee, dân cư thân Ấn Độ của thuộc địa Dadra và Nagar Haveli tự giải phóng khỏi cai trị Bồ Đào Nha năm 1954.[58] Năm 1961, việc Nước cộng hòa Dahomey sát nhập Pháo đài São João Baptista de Ajudá bắt đầu quá trình dẫn đến Đế quốc Bồ Đào Nha vài thập kỷ bị giải tán, theo thống kê dân số năm 1921, São João Baptista de Ajudá có năm dân cư, chỉ hai đại diện chủ quyền Bồ Đào Nha khi chính phủ Dahomey trình tối hậu thư. Bồ Đào Nha buộc phải rút khỏi một thuộc địa khác tháng 12 năm 1961 khi không chịu trả các thuộc địa Goa, Daman và Diu, dẫn đết xung đột vũ trang ở Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha giữa lục quân, hải quân Bồ Đào Nha và Quân đội Ấn Độ, quân phòng thủ Bồ Đào Nha thua và buộc phải đầu hàng. Kết quả là mất thuộc địa còn lại ở tiểu lục địa Ấn Độ, nhưng chính quyền Bồ Đào Nha từ chối công nhận chủ quyền Ấn Độ với lãnh thổ sát nhập vẫn tiếp tục có đại biểu trong Quốc hội. "Làn gió Thay đổi" phi thực dân hóa bắt đầu ảnh hưởng đế quốc và chính quyền sụp đổ kể từ các cuộc nổi dậy ở thuộc địa châu Phi trong thập niên 60. Các phong trào độc lập ở Angola, MozambiqueGuinea được Hoa Kỳ lẫn Liên Xô ủng hộ, đều muốn tiêu diệt mọi đế quốc thực dân và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

Đối với chính quyền Bồ Đào Nha, đế quốc hải ngoại là một vấn đề quyền lợi quốc gia và bác bỏ chỉ trích kỳ thị chủng tộc ở thuộc địa châu Phi, lập luận rằng người châu Phi sẽ được Tây hóađồng hóa theo thời gian bằng quá trình văn minh hóa. Các cuộc chiến ảnh hưởng Bồ Đào Nha như Chiến tranh Việt Nam với Hoa Kỳ hay Chiến tranh Afghanistan với Liên Xô, đều không phổ biến, đắt đỏ và cô lập Bồ Đào Nha về mặt ngoại giao, khiến nhiều người nghi ngờ tiếp tục chiến tranh và sự tồn vong của chính quyền. Tuy Bồ Đào Nha duy trì được ưu thế ở thuộc địa bằng lính nhảy dù và đặc nhiệm cao cấp, sự tán trợ nước ngoài bao gồm cấm vận vũ trang và trừng phạt khác chống Bồ Đào Nha làm lính du kích cơ động hơn mà gây tổn thất lớn hơn lên lục quân Bồ Đào Nha. Cộng đồng quốc tế cô lập Bồ Đào Nha vì Chiến tranh thực dân lâu dài, tình hình thêm trầm trọng bởi bệnh tật của Salazar năm 1968, là lãnh đạo chính quyền. Hậu nhiệm Marcelo Caetano là một trong những cố vấn quan trọng nhất cố từ từ dân chủ hóa đất nước, nhưng không giấu được chế độ độc tài áp bức Bồ Đào Nha; Salazar qua đời năm 1970.

Sau khi dành những năm tháng thánh chức đầu ở châu Phi, mục sư Anh Adrian Hastings tạo cơn bão năm 1973 bằng bài viết trong tờ The Times về "Thảm sát Wiriyam"[59] ở Mozambique, tiết lộ rằng Lục quân Bồ Đào Nha sát hại 400 dân làng tại làng Wiriyamu gần Tete tháng 12 năm 1972. Báo cáo xuất bản một tuần trước khi Marcelo Caetano công du Anh để kỉ niệm tròn năm thứ 600 Liên minh Anh-Bồ Đào Nha. Sự cô lập ngày càng tăng của Bồ Đào Nha sau báo cáo của Hastings thường dẫn làm yếu tố cho cuộc đảo chính "cẩm chướng" lật đổ chính quyền Caetano năm 1974.[60]

Các xung đột buộc chính quyền Salazar và Caetano sau phải dành nhiều ngân sách hơn cho chính quyền thuộc địa và chi tiêu quân sự, sớm Bồ Đào Nha ngày càng cô lập khỏi thế giới. Sau khi Caetano kế nhiệm thủ tướng, chiến tranh thực dân trở thành nguyên nhân đối lập chính và điểm trọng tâm cho các lực lượng chống chính phủ trong xã hội. Các nhà đối lập trẻ như sinh viên tả khuynh và nhà hoạt động phản chiến buộc phải di cư để tránh bị bỏ tù hay quân dịch. Tuy nhiên, giữa năm 1945 và 1974, cũng có ba thế hệ phần tử cực hữu quá khích trong nền giáo dục Bồ Đào Nha, theo chủ nghĩa dân tộc cách mạng một phần bị văn hóa tân phát xít ngầm châu Âu ảnh hưởng, chuyên chú tuyệt đối bảo vệ Đế quốc Bồ Đào Nha trong thời kỳ chuyên chính.[61]

Đầu thập niên 70, Chiến tranh thực dân Bồ Đào Nha tiếp tục cháy, chi tiêu tiếp tục tăng. Quân đội Bồ Đào Nha bị quá sức và không hề có giải pháp chính trị hay kết thúc trong tầm mắt. Tuy tổn thất nhân mạng tương đối nhỏ, chiến tranh đã bước sang thập kỷ thứ hai, chính quyền Tân Quốc bị cộng đồng quốc tế chỉ trích và ngày càng cô lập. Hàng ngàn trai tráng né quân dịch bằng cách di cư phi pháp, chủ yếu đến Pháp và Hoa Kỳ.

Chiến tranh ở các thuộc địa ngày càng bất phổ biến trong nước khi người dân trở nên mệt mỏi với cuộc chiến và bất bình với chi phí mỗi ngày một tăng. Nhiều người gốc Bồ Đào Nha tại các thuộc địa sẵn lòng chấp nhận độc lập nếu địa vị kinh tế duy trì được. Tuy nhiên, bất kể các cuộc tấn công bất thình lình và rải rác chống mọi mục tiêu khắp miền nông thôn của quân du kích, nền kinh tế của Angola lẫn Mozambique đang bùng nổ, thành phố và thị trấn được mở rộng và phát đạt đều đều theo thời gian, các mạng lưới vận tải mới được mở để liên kết dải ven biển phát triển và đô thị cao với các khu vực xa xôi nội địa và số dân di cư gốc Bồ Đào Nha châu Âu từ đại lục (metrópole) tăng nhanh chóng kể từ thập niên 50 (dù luôn chỉ là thiểu số nhỏ của dân số mỗi thuộc địa).[62]

Đột ngột, sau vài nỗ lực quân loạn thất bại, tháng 4 năm 1974, Cách mạng Cẩm chướngLisbon do các sĩ quan tả khuynh lấy tên Phong trào Quân đội lật đổ chính quyền Tân Quốc. Cuộc đảo chính quân sự có thể xét là cách cần thiết để khôi phục dân chủ ở Bồ Đào Nha, chấm dứt Chiến tranh thực dân không phổ biến buộc hàng ngàn người phải nhập ngũ và thay thế chuyên chính Estado Novo (Tân Quốc) cùng cảnh sát bí mật đàn áp tự do công dân, chính trị cơ bản. Tuy nhiên, gốc của chính biến[63] nằm ở biểu tình phản đối sắc luật Dec. Lei nº 353/73 năm 1973[64] do các đại úy quân đội khởi xướng. Các sinh viên tốt nghiệp quân hiệu ghét chương trình của Marcello Caetano, theo đó sĩ quan hoàn thành khóa huấn luyện ngắn và đã phục vụ trong các chiến dịch phòng thủ ở thuộc địa có thể được ủy nhiệm cùng quân hàm như sinh viên tốt nghiệp, chính quyền đã bắt đầu thi hành (bao gồm vài cải cách khác) để tăng số sĩ quan chống nổi loạn ở châu Phi và cắt giảm chi tiêu quân sự để cố cân bằng ngân sách nước nhà quá tải. Sau cuộc đảo chính, Chính phủ quân sự Cứu quốc do Phong trào lãnh đạo lên nắm quyền, Caetano từ chức và bị bay giam đến Madeira mà ở vài ngày, sau lưu vong ở Ba Tây.[65] Năm 1975, Đế quốc Bồ Đào Nha hoàn toàn sụp đổ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Estado_Novo_(Bồ_Đào_Nha) http://ultramar.terraweb.biz/Noticia_joaobravodama... http://www.economist.com/world/mideast-africa/disp... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://digitalcommons.wcl.american.edu/cgi/viewcon... http://www.brown.edu/Departments/Portuguese_Brazil... http://libro.uca.edu/payne2/index.htm http://www.eric.ed.gov/contentdelivery/servlet/ERI... http://maltez.info/respublica/portugalpolitico/gru... http://www.fotw.net/flags/tl!1967.html